Phần lớn, chính cha mẹ dạy con trẻ nói tiếng mẹ đẻ. Trong suốt hai năm đầu đời, trẻ thường học ngôn ngữ và học nói qua cách nói , giọng nói và cách nói chuyện đặc biệt mà người mẹ sử dụng, được gọi là ‘Parentese, ngôn ngữ của cha mẹ.
Cha mẹ, dù với kiến thức về tiếng Anh cơ bản có thể hỗ trợ cho trẻ nhỏ học tiếng Anh thành công bằng cách sử dụng lại và điều chỉnh những kỹ thuật Parentese tương tự như trên .
Phụ huynh có thể lo lắng về giọng nói tiếng Anhcủa họ . Nhưng trẻ nhỏ có một khả năng tuyệt vời để thay đổi giọng nói phù hợp với tiếng Anh mà các em nghe được ở môi trường xung quanh. Trẻ nhỏ cần tự tin cảm thấy Mình có thể nói tiếng Anh và Trẻ thích tiếng Anh và cha mẹ chúng hỗ trợ có thể giúp chúng đạt được điều này từ những bài học đầu tiên.
Đọc những lưu ý dưới đây khi nói tiếng Anh ở nhà. Bạn cũng có thể tải những ghi chú này dưới dạng một cuốn sách nhỏ.
Tại sao cha mẹ giúp trẻ là tốt nhất?
- Cha mẹ có thể tập trung vào con mình, dành thời gian chơi với chúng.
- Cha mẹ có thể điều chỉnh các buổi học tiếng Anh vào bất kỳ phần nào trong ngày để phù hợp với trẻ và khả năng của cha mẹ.
- Cha mẹcó thể điều chỉnh thời lượng của một phiên tiếng Anh và chọn các hoạt động để phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tập trung của con mình.
- Cha mẹ biết rõ khả năng con mình và có thể lựa chọn loại nói tiếng Anh nào phù hợp với cách tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.
- Cha mẹ có thể cảm nhận tốt nhất tâm trạng của con mình và phản ứng với chúng. Trẻ em có những ngày chúng háo hức tiếp thu ngôn ngữ và những ngày khác chúng cảm thấy khó tập trung.
- Cha mẹ có thể tạo ra nhiều hoạt động vui hơn, vì họ đang dạy cho một cá nhân, không phải một lớp học.
- Cha mẹ có thể đưa văn hóa tiếng Anh vào cuộc sống gia đình, vì vậy hãy mở rộng tầm nhìn cho của con bạn để hiểu về văn hóa của nước mình cũng như văn hóa Anh.
Ngôn ngữ cha mẹ Parentese là gì?
‘Parentese, là một hình thức nói chuyện được điều chỉnh phù hợp với ngôn ngữ trẻ nhỏ, đem lại cho trẻ cơ hội giao tiếp và giúp trẻ đạt được cấp độ cao hơn về năng lực ngôn ngữ. Phụ nữ dường như là người có năng lực bẩm sinh để sử dụng Parentese. Trong khi một số người đàn ông dường như cảm thấy khó khăn hơn trừ khi họ có thể tập trung nói chuyện về các đối tượng cụ thể xung quanh như một cuốn sách ảnh hoặc một trò chơi. Tuy nhiên, trẻ em – đặc biệt là các bé trai – lại thích trò chuyện với nam giới hơn vì nam giới có cách sử dụng ngôn ngữ khác với nữ giới. Đàn ông có xu hướng sử dụng một cách tiếp cận kỹ thuật hơn để sử dụng ngôn ngữ và ít nói nhảm hơn.
Cha mẹ, bằng cách sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, âu yếm và ngôn ngữ đơn giản, sẽ cuốn hút đứa trẻ vào việc học một cách vô thức, thông qua hoạt động bằng cách:
- Tường thuật tại chỗ (nói to) về những gì đang diễn ra: ‘Chúng ta hãy đặt nó ở đây. Coi này, Bố đã đặt nó lên bàn. Con thích cái nào? [tạm dừng] ‘Ồ, Bố thích cái này. Cái màu đỏ. ‘Let’s put it here.’ ‘There.’ ‘Look. I’ve put it on the table.’ ‘Which one do you like?’ [pause] ‘Oh, I like this one.’ ‘The red one’
- Lặp đi lặp lại những từ ngữ hữu dụng thường xuyên hơn so với nói chuyện với người lớn: sự lặp lại được giới thiệu một cách tự nhiên giúp trẻ củng cố thêm những gì chúng đang học- nó không gây nhàm chán cho trẻ, ngay cả khi nó gây nhàm chán cho cha mẹ
- Nhắc lại những gì con nói và mở rộng thêm: trẻ: ’Màu Vàng,; bố mẹ: Con thích cái màu vàng. Của con đây. Xem này, đây là màu vàng, màu đỏ và ở đây là màu nâu. ’Con thích màu nâu, phải không? Child: ‘Yellow’; Parent: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. yellow, red and here’s the brown one.’ ‘I like the brown one, do you?’
- Nói chậm hơn và nhấn mạnh vào những từ mới một cách tự nhiên mà không làm thay đổi giọng điệu. Hôm nay chúng ta sẽ đọc bài thơ nào nhỉ? Con chọn đi. Gợi ý [tạm dừng cho trẻ chọn]. ‘Which rhyme shall we say today?’ ‘ You choose.’
- Sử dụng cùng một cụm nhất định mỗi khi học tiếng Anh cũng như vào các hoạt động và trò chơi. Khi sự hiểu biết của trẻ em tăng lên, thì hãy mở rộng thêm: ‘Chúng ta hãy chơi trò Simon nói nhé. Hãy đứng đó. Trước mặt bố mẹ. Đúng rồi. Con đã sẵn sàng chưa? Let’s play Simon says.’ ‘Stand there.’ ‘In front of me.’ ‘That’s right.’ ‘Are you ready?’
- Thêm biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ để giúp con hiểu hơn
- Luôn nhìn vào trẻ khi nói để đảm bảo rằng trẻ đã hiểu và khuyến khích một trẻ nói
- Tạm dừng một khoảng thời gian lâu hơn nếu thấy trẻ em cần suy nghĩ về những gì chúng nghe thấy trước khi chúng sẵn sàng trả lời. Khi trẻ nói vẫn còn hạn chế, những lúc tạm dừng như vậy khiến trẻ có thêm hứng thú và giữ sự quan tâm vào trò chơi.
Một số phụ huynh cảm thấy ngại ngùng khi phải đóng kịch và sử dụng Parentese. Tuy nhiên, đối với trẻ, việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn vì chúng đã quen thuộc với những bài học nhỏ tự nhiên này khi học tiếng mẹ đẻ. Khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nói, cha mẹ sẽ thấy không nhất thiết phải sử dụng Parentese nữa, ngoại trừ khi giới thiệu từ ngữ hoặc hoạt động mới.
Sử dụng tiếng anh
Bằng cách sử dụng tiếng Anh đơn giản với nhiều lần lặp đi lặp lại, cha mẹ giúp trẻ bắt đầu suy nghĩ bằng tiếng Anh trong các hoạt động mà chúng cảm thấy thoải mái và có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra, như trò chơi hoặc đọc thơ. Trẻ nhỏ muốn nói chuyện bằng tiếng Anh về:
- Bản thân và những gì con thích: Tôi thích; Tôi không thích … ‘I like; I don’t like… ’
- Những gì con đã làm: Tôi đã đi đến; Tôi đã thấy…; Tôi đã ăn…’‘ I went to; I saw…; I ate…’
- Cảm quan của con về người khác như thế nào: Tôi buồn; cô ấy bực mình ‘I am sad; she’s cross
Cha mẹ có thể giúp con bằng cách đọc sách ảnh hoặc tự làm sách bằng cách sử dụng bản vẽ hoặc ảnh.
Khi trẻ nhỏ học ngôn ngữ bản địa, trẻ có khả năng trong việc chuyển ngôn ngữ sang nhiều tình huống: ví dụ Tất cả đã đi rồi- All gone. Nếu người lớn áp dụng chuyển các cụm từ tiếng Anh theo các tình huống tương tự, trẻ nhỏ sẽ sớm bắt chước theo.
Khi trẻ cần luyện tiếng Anh ở trường, hãy sử dụng các cụm từ như ‘Tên bạn là gì?’ ‘Bạn bao nhiêu tuổi?’ ‘Đây là gì?’ ‘Đó là một cây bút chì.’ ‘What’s your name?’ ‘How old are you?’ ‘What’s this?’ ‘That’s a pencil.’ Cha mẹ có thể biến điều này thành một hoạt động vui nhộn bằng cách sử dụng đồ chơi chỉ nói Tiếng Anh, hỏi nó những câu hỏi và giả vờ yêu cầu con trả lời.
Khi trẻ nhỏ đã nói tốt hơn, chúng có thể thêm một từ trong tiếng mẹ để của chúng trong một cụm từ tiếng Anh ví dụ ‘He’s eating a (…)’ vì các em chưa biết từ này trong tiếng Anh. Nếu người lớn lặp lại câu đó hoàn toàn bằng tiếng Anh, trẻ có thể hiểu được từ mới đó. Anh ấy ăn một quả mận.‘He’s eating a plum.’ ‘A plum.’
Khi nào cần dịch
Không nên đánh giá thấp khả năng hiểu trẻ nhỏ; chúng hiểu nhiều hơn những gì chúng có thể nói bằng tiếng Anh. Trong khi học tiếng bản địa của chúng, trẻ nhỏ đã quen hiểu một số từ mà chúng nghe và hiểu phần còn lại nhờ vào ngôn ngữ cơ thể của người nói và các manh mối xung quanh để hiểu nghĩa. Khi sử dụng Parentese, dường như trẻ đã biết áp dụng kỹ năng này để hiểu nghĩa các câu tiếng Anh.
Khi cả hai khái niệm mới và ngôn ngữ mới đều là mới với trẻ, có thể cần phải dịch nhanh một lần, sử dụng tiếng thì thầm, tiếp theo là tiếng Anh. Nếu dịch được đưa ra nhiều lần trong các lần tiếp theo, trẻ có thể quen với việc chờ dịch thay vì sử dụng gợi ý của cha mẹ để hiểu tiếng Anh.
Buổi học tiếng anh
Các buổi học tiếng Anh có thể kéo dài từ chỉ vài phút cho đến khoảng mười và có thể diễn ra một hoặc hai lần một ngày, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tiếng Anh càng được sử dụng thường xuyên, nó càng được tiếp thu nhanh hơn.
Trong các buổi học tiếng Anh, cha mẹ cần tập trung toàn tâm vào con đừng để bị gián đoạn. Trẻ nhỏ sẽ rất thích các buổi học tiếng Anh, vì đối với chúng Tiếng Anh là khoảng thời gian đặc biệt với sự quan tâm của cha mẹ.
Trẻ nhỏ là những người suy nghĩ logic: chúng cần phải hiểu tại sao phải nói được tiếng Anh, vì cả chúng và cha mẹ đều có thể nói ngôn ngữ bản địa.
Trẻ có thể gặp khó khăn khi chuyển từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang tiếng Anh, vì vậy điều quan trọng là phải đặt bối cảnh: Chẳng hạn nói ‘Trong ba phút nữa chúng ta sẽ có thời gian tiếng Anh.’ ‘In three minutes we are going to have our English time.’ Thiết lập 1 không gian dành cho tiếng Anh, có thể di chuyển đến một nơi chuyên biệt trong phòng: ‘Hãy ngồi trên ghế sofa. Bây giờ, hãy nói chuyện bằng tiếng Anh. ‘Let’s sit on the sofa. Now, let’s talk in English.’ Khởi động buổi học bằng cách đếm hoặc đọc một bài thơ quen thuộc bằng tiếng Anh sẽ giúp trẻ chuyển dần từ tiếng mẹ đẻ sang English trước khi giới thiệu một số hoạt động mới.
Trẻ tiếp thu ngôn ngữ khi nói chuyện dựa trên một hoạt động mà có liên quan đến thể chất. Khi trẻ đã quen với hoạt động nào đó và hiểu được hoạt động đó bằng ngôn ngữ bản địa, thì trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và có thể tập trung vào việc hiểu và tiếp thu tiếng Anh đi kèm.
Nếu buổi học chỉ hoàn toàn tiếng Anh, các hoạt động cần phải ngắn hơn vì khả năng tập trung của trẻ thường không lâu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Chỉ nghe tiếng Anh dài thôi cũng có thể mệt mỏi.
Khuyến khích và khen ngợi
Trẻ nhỏ luôn thích được khen ngợi. Các em cần cảm thấy vui vẻ, và biết rằng các em đang tiến bộ tiếng Anh hàng ngày. Sự hỗ trợ tích cực, khuyến khích và khen ngợi từ cả mẹ và cha, cũng như đại gia đình, giúp xây dựng sự tự tin và động lực cho trẻ. Trong giai đoạn đầu của việc học, khuyến khích là đặc biệt quan trọng và khen ngợi cho bất kỳ thành công nhỏ nào cũng là động lực kích thích trẻ học tốt hơn. Như các câu khen sau: Tốt lắm! Bố mẹ thích điều đó, hay con giỏi lắm : ‘That’s good.’ ‘I like that.’ ‘Well done!’
Bắt đầu bằng tiếng Anh là thời điểm trẻ nhỏ cần bố mẹ hỗ trợ nhiều nhất. Một khi trẻ có thể nói, đọc thuộc bài thơ hay ghi nhớ một số câu chuyện, sự hỗ trợ có thể không còn cần thiết nữa. Đến lúc này, các cụm từ, vần thơ và câu chuyện bằng tiếng Anh có khả năng đã được thâm nhập tự nhiên vui vẻ vào cuộc sống gia đình. Khi đó Tiếng Anh sẽ không thể thiếu đối với trẻ. Đây có thể là khởi đầu của việc hình thành các thái độ tích cực suốt đời đối với tiếng Anh và các nền văn hóa khác. Ngày nay người ta thường nhận thấy rằng quan điểm sống của trẻ được hình thành khi tám hoặc chín tuổi.