Hướng dẫn cách chơi Rubik 3×3

Trước hết , ta cần phải hiểu các ký hiệu trong cách chơi Rubik , các kí hiệu này sẽ được sử dụng trong thuật toán:

F – mặt Trước
R – cạnh Phải
U – lớp Trên
B – mặt Sau
L – cạnh Trái
D –lớp Dưới

Ngoài ra còn có thêm dấu phẩy để chỉ hướng ngược chiều kim đồng hồ

F’ – xoay mặt Trước ngược chiều kim đồng hồ
R’ – Phải ngược chiều kim đồng hồ
U’ – Trên ngược chiều kim đồng hồ
L’ – Trái ngược chiều kim đồng hồ
D’ – Dưới ngược chiều kim đồng hồ

Tiếp theo, trước khi hoàn thiện 1 rubik ta cần luyện tập các thuật toán cơ bản sau:

Thuật toán Right-to-Top: mục tiêu của thuật toán này là đưa ô phía bên phải lên mặt trên .

Nghĩa là thực hiện lặp đi lặp lại R’-D’-R-D  cho đến khi ô vàng ở hình trên lên phía mặt trên thì dừng.

Thuật toán tạo dấu cộng :

Nghĩa là từ 1 ô vàng ở giữa ta sẽ sử dụng thuật toán F-R-U-R’-U’-F’ nhiều lần (3 lần) để tạo ra dấu cộng vàng như hình trên . Nếu ta có chữ L màu vàng ngược như hình trên thì ta chỉ cần thực hiện thuật toán 2 lần. Tương tự nếu ta đã có 3 dải ô vàng liên tiếp thì ta chỉ cần thực hiện 1 lần thuật toán .

Thuật toán đổi chỗ : mục tiêu là ta sẽ chuyển đổi ô màu xanh ở mặt trước sang bên trái và chuyển ô màu cam từ mặt xanh bên trái sang mặt trước , như hình mô tả phía dưới.

RUR’URU2R’U

 

Các bước

1. Chữ thập, dấu cộng trắng – White cross
2. Các góc trắng – White corners
3. Lớp thứ hai- Second layer
4. Chữ thập, dấu cộng vàng – Yellow cross
5. Các cạnh màu vàng – Yellow edges
6. Các góc màu vàng – Yellow corners
7. Định hướng các góc màu vàng – Orient yellow corners
Video hướng dẫn

 

1. Chữ thập, dấu cộng trắng – White cross : TẠO một chữ thập trắng với các ở  giưa tầng trên của mặt bên cạnh có  màu trùng với ô ở giữa

Mục tiêu là tạo ra chữ thập trăng và trùng khớp màu với các ô ở các mặt bên cạnh, đồng thời cũng trùng màu ở ô giữa của các mặt bên

 

 

2. Các góc trắng – White corners

Mục tiêu là hoàn thiện mặt trắng và các cạnh bên của lớp thứ nhất phải trùng khớp màu với mặt trắng và ô trung tâm

nếu 2 ô giữa lệch nhau : dùng thuật toán sau:

Khi chỉ còn duy nhất miếng màu trắng lộn xuống dưới cùng, ta sử dụng thuật toán sau để đưa ô trắng lên trên

R’ D2′ R D R’ D’ R :

3. Lớp thứ hai- Second layer – GIẢI QUYẾT TẦNG TRUNG GIAN

Mục tiêu là sẽ hoàn thiện lớp thứ 2 của các mặt bên, hay nói cách khác là 2 tầng của khối rubik

Sau bước 2 ta sẽ lật mặt trắng xuống phía dưới và lộn mặt vàng lên phía trên.

Để hoàn thiện được bước này , chúng ta cần xoay lớp phía trên , lớp mà sát với mặt vàng để tìm các ô trùng màu với ô trung tâm của các mặt bên, giống như hình chữ T ngược .

Sau đó ta sẽ dùng 2 thuật toán, trái, phải để chuyển ô giữa của lớp phía trên xuống bên trái hoặc bên phải của lớp thứ 2.

Thuật toán phải : nghĩa là đưa ô giữa trên cùng của mặt trước xuống ô giữa bên phải của chính mặt trước đó.  kí hiệu thuật toán: U – R – U’ – R’ U’ –F’ U F :  xoay lớp trên sang trái theo chiều kim đồng hồ, xoay cạnh phải lên trên, sau đó xoay lớp trên ngược lại , sau đó lại xoay cạnh phải ngược lại theo ngược kim đồng hồ, rồi lại xoay lớp trên ngược kim đồng hồ. tiếp theo là xoay mặt trước ngược kim đồng hồ , xoay lớp trên sang phải, cuối cùng là xoay mặt trước trở lại.

Thuật toán trái : nghĩa là đưa ô giữa trên cùng của mặt trước xuống ô giữa bên trái của chính mặt trước đó (làm ngược với thuật toán phải).  kí hiệu thuật toán: U’ L’ U L U F U’ F’ :  xoay lớp trên sang phải ngược chiều kim đồng hồ, xoay cạnh trái lên trên, sau đó xoay lớp trên ngược lại (trả lại) , sau đó lại xoay cạnh trái ngược lại theo kim đồng hồ, rồi lại xoay lớp trên theo chiều kim đồng hồ. tiếp theo là xoay mặt trước theo kim đồng hồ , xoay lớp trên sang trái, cuối cùng là xoay mặt trước trở lại.

Định lại hướng của 2 ô bên cạnh bị sai: Khi mảnh cạnh ở đúng vị trí nhưng màu sai hoặc nó không nằm ở lớp trên, bạn sẽ phải sửa nó theo hai bước, trước tiên nó cần được đưa lên trên cùng của khối lập phương. Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng thuật toán Right hai lần.

4. Chữ thập, dấu cộng vàng – Yellow cross

Mục tiêu là tạo ra chữ thập vàng

Xoay khối để tìm mặt trước sao cho khối cube ở 1 trong 3 dạng sau: có 1 chấm vàng ở giữa, hay 1 dọc vàng ở giữa , hay 1 chữ L ngược vàng , áp dụng thuật toán sau : F U R U’ R’ F’

https://www.youcandothecube.com/solve-it/3×3-solution : STEP 1: MAKE A YELLOW CROSS

tiếp tục thực hiện thuật toán cho đến khi gặp chữ L vàng ở mặt trên

sau đó thực hiện thuật toán 1 lần nữa để hoàn thiện chữ thập vàng

 

5. Các cạnh màu vàng – Yellow edges

Mục tiêu là chuyển các ô cạnh (với mặt vàng) của từng mặt bên trùng khớp màu với ô giữa mặt bên đó

 

6. Các góc màu vàng – Yellow corners – ĐỊNH HƯỚNG CÁC GÓC VÀNG

Giữ Khối lập phương Rubik của bạn sao cho mặt trên (U) khớp với một trong các hình như dưới đây.

Nếu có một phần góc là MÀU VÀNG , xoay mặt trước về phía góc màu vàng, sao cho 2 góc đối diện của mặt vàng là màu khác màu vàng

Sau đó áp dụng thuật toán:

R: xoay cạnh phải lên trên chiều kim đồng hồ
U: xoay mặt trên sang trái theo chiều kim đồng hồ
R’: xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
U: xoay tiếp mặt trên sang trái theo chiều kim đồng hồ
R: xoay tiếp cạnh phải lên trên chiều kim đồng hồ
U2: xoay tiếp mặt trên sang trái theo chiều kim đồng hồ 2 lần
R’: xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ

Kết quả Nếu trên mặt Trên (U) chưa đủ  tất cả các ô màu vàng , bạn cần phải thực hiện tiếp thuật toán trên . (Bạn có thể cần làm điều này nhiều lần.)

Nhưng chú ý tiếp theo sẽ cần xoay khối để tìm mặt trước có hình dạng sau :

Tìm mặt trước sao cho hai ô góc cùng chiều là khác MÀU VÀNG: thực hiện tiếp thuật toán trên

Tìm mặt trước sao hai ô góc ở chéo nhau khác MÀU VÀNG: thực hiện tiếp thuật toán trên

 

BƯỚC 3: ĐỊNH VỊ CÁC GÓC VÀNG – STEP 3: POSITION THE YELLOW CORNERS

Hold your Rubik’s Cube so it matches one of the images here.: tìm mặt trước sao cho mặt sau là mặt không có màu khác , mặt sau đã chính xác hoặc chỉ có duy nhất 1 miếng bị sai ở giữa tầng trên

Sau đó áp dụng thuật toán:

R’ : xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
F : xoay mặt trước theo chiều kim đồng hồ
R’ : xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
B2  : xoay mặt sau theo chiều kim đồng hồ 2 lần
R : xoay cạnh phải lên trên chiều kim đồng hồ
F’ : xoay mặt trước ngược chiều kim đồng hồ
R’ : xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
B2 : xoay mặt sau theo chiều kim đồng hồ 2 lần
R2 : xoay cạnh phải lên 2 lần theo chiều kim đồng hồ
U’: xoay mặt trên ngược chiều kim đồng hồ

Kết quả là ta sẽ có 1 mặt bên chính xác , chỉ còn lại  2 hoặc 3 mặt chưa chính xác  có ô ở giữa tầng trên của các mặt là khác màu ở ô trung tâm.

Thực hiện thuật toán trên nhiều lần cho tới khi các góc màu vàng là chính xác với các góc của các mặt bên , chỉ có ô giữa ở tầng trên cùng của các mặt bên là sai

BƯỚC 4: HOÀN THIỆN CÁC GÓC VÀNG Ở GIỮA CỦA CÁC MẶT BÊN – STEP 4: POSITION THE YELLOW EDGES

Xoay Khối lập phương Rubik của bạn sao cho một mặt đã chính xác đồng màu là mặt sau và mặt màu vàng là mặt trên (U). Nếu không có mặt nào là đồng màu thì không quan trọng mặt nào ở phía sau. Rồi thực hiện thuật toán sau:

F2 : xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần
U : xoay mặt trên sang trái theo chiều kim đồng hồ
L : xoay cạnh trái xuống dưới theo chiều kim đồng hồ
R’ : xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
F2 : xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần
L’ : xoay cạnh trái lên trên ngược chiều kim đồng hồ
R : xoay cạnh phải lên trên chiều kim đồng hồ
U : xoay mặt trên sang trái theo chiều kim đồng hồ
F2: xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần

Chú ý: Trước khi bắt đầu thuật toán, nhìn vào ô bị sai ở mặt TRƯỚC. Nó có cùng màu với ô chính giữa của Mặt bên TRÁI không?: nếu đúng thì thực hiện theo thuật toán trên.

nếu nó cùng màu với mặt bên phải thì Đổi thuật toán 1 chút, chuyển chữ U thành U ’. nghĩa là như sau:

F2 : xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần
U’ : xoay mặt trên sang phải ngược chiều kim đồng hồ
L : xoay cạnh trái xuống dưới theo chiều kim đồng hồ
R’ : xoay cạnh phải xuống dưới ngược chiều kim đồng hồ
F2 : xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần
L’ : xoay cạnh trái lên trên ngược chiều kim đồng hồ
R : xoay cạnh phải lên trên chiều kim đồng hồ
U’ : xoay mặt trên sang phải ngược chiều kim đồng hồ
F2: xoay mặt trước sang phải theo chiều kim đồng hồ 2 lần

Tổng hợp lại các bước :

Tạo dấu cộng trắng

Hướng cạnh giữa của các mặt bên trùng với ô trung tâm của mặt bên

Hoàn thiện các góc của mặt trắng sao cho các góc mặt bên trùng với ô trung tâm

Hoàn thiện lớp thứ hai, lớp giữa : xoay mặt trên mặt vàng, sao cho ô giữa của mặt bên trùng với ô trung tâm, sau đó  sử dụng thuật toán trái, phải

Tạo dấu cộng vàng : sử dụng thuật toán : F U R, U’ R’ F’

 

Hướng các ô giữa của mặt bên cạnh mặt trên vàng trùng với ô trung tâm của mặt bên : sử dụng thuật toán đổi chỗ 2 cạnh liền nhau: R U , R’ U,   R, U2 , R’, U

Hoàn thiện toàn bộ mặt trên màu vàng:  sử dụng thuật toán ( R’ D’, R D ) lặp đi lặp lại nhiều lần để cho mặt vàng đc đưa lên trên. Để thực hiện thuật toán này , ta cần xác định góc FRU, nghĩa là chọn mặt trước sao cho góc phải phía trên là ô vàng, nhiệm vụ của thuật toán này là đưa ô vàng đó lên mặt trên, gọi là FRU : front right up : thực hiện ( R’ D’, R D ) nhiều lần cho đến khi ô vàng được đưa lên mặt trên thì dừng, nếu toàn bộ mặt vàng vẫn chưa đc hoàn thiện thì xoay mặt trên theo chiều kim đồng hồ để sao cho ô màu vàng lại ở mặt bên phía phải, rồi lại tiếp tục thực hiện ( R’ D’, R D ), cứ như vậy cho đến khi toàn bộ mặt vàng được hoàn thiện.

Nếu các ô giữa của mặt bên cạnh mặt trên vàng vẫn không trùng với ô trung tâm của mặt bên thì thực hiện lại thuật toán : R U , R’ U,   R, U2 , R’, U

Cuối cùng là hướng các góc vàng với các ô mặt bên : chọn mặt trước sao cho mặt sau có ô giữa = ô trung tâm và 2 ô bên cạnh ô giữa là cùng màu. sau đó sử dụng thuật toán : R’ F, R’ , B2 , R, F’, R’, B2, R2 , U’ . Xem hình bên dưới để xác định mặt sau.

Nguồn tham khảo: https://ruwix.com/the-rubiks-cube/how-to-solve-the-rubiks-cube-beginners-method/