1- Căng thẳng
Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
2- Quá mệt mỏi
Bất luận là lao động chân tay hay lao động trí óc, nếu mệt mỏi quá độ đều có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều và dịch kết dính giảm… khiến niêm mạc bị tổn thương.
3- Uống rượu vô độ
Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tụy mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
4- Lúc no, lúc đói
Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày, vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu….
5- Ăn uống không vệ sinh
Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70-90%. Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
6- Ăn tối quá no
Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân; đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
7- Ăn nhanh
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hóa. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
8- Uống cà-phê, trà đặc
Cà-phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
9- Lạm dụng thuốc tây
Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: Nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy, nên hạn chế dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.
Nguồn: baodanang.vn